Thiết kế website

Code Chuẩn SEO

Một Website được code chuẩn SEO sẽ được các Search Engine đánh rank cao, sẽ được xếp ở những vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm từ đó dẫn đến việc nó dễ dàng tiếp cận người dùng hơn và ngược lại. Code chuẩn SEO cũng là một hình thức SEO rất hiệu quả không kém gì các hình thức Marketing khác.

Code Chuẩn SEO

NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC XEM LÀ 1 WEBSITE ONPAGE TỐI ƯU CODE CHUẨN SEO?.

Một website được đánh giá là Code chuẩn SEO bao hàm 3 yếu tố cơ bản:
- Website có cấu trúc thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin từ website.
- Website thân thiện với người dùng. Thiết kế đẹp, nội dung điều hướng người dùng tốt. Thu hút và dữ chân người dùng lâu!.
- Phần quản trị website có đầy đủ các cơ chế quản trị thân thiện dễ dàng tùy biến SEO đối với các Admin không có kỹ năng chuyên sâu vào Code.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ONPAGE CODE CHUẨN SEO

1. Layout Themes – Bố cục giao diện
Hãy tối ưu bố cục giao diện điều hướng người dùng với khả năng logic tốt nhất trong quy trình gia công tối ưu Onpage code chuẩn SEO. Phần này khá quan trọng cho các công đoạn gia công tiếp theo, làm chuẩn thì các công đoạn sau bạn sẽ làm nhàn nhạ hơn rất nhiều!.

2. Heading cứng trong trang
Tối ưu tốt phần Heding này là một công đoạn tương đối mất thời gian, nhưng hãy cố gắng làm chuẩn theo Form ngay từ đầu để tránh việc chất lượng website bị giảm thiểu. Giúp bọ tìm kiếm dễ dàng kiểm soát nội dung trong trang của bạn và không gây trở ngại trong quá trình index dữ liệu.
    + Mỗi trang chỉ nên có 1 Heading 1 duy nhất bó gọn được tiêu đề trang.
    + Mỗi trang nên có từ 2 Heading 2 trở lên bổ trợ cho H1
    + Mỗi trang nên có nhiều các thẻ H3, H4 và H5 bổ nghĩa cho các Heading lớp trên.

3. Frame Editer – Khung soạn thảo văn bản cho Admin
Một bộ code chuẩn SEO được tối ưu tốt còn phụ thuộc vào trình soạn thảo văn bản khá nhiều. Với 1 khung soản thảo đủ chức năng, các admin hay các cộng tác viên viết bài sẽ dễ dàng tối ưu nội dung trong trang chuẩn SEO theo ý tuỳ thích!.
HTML & Trù Phú: Định dạng khung văn bản trù phú thì ở đâu cũng có. Và để tiện cho các SEOER dễ dàng tối ưu nội dung với khả năng can thiệp cao nhất thì bạn nên có thêm phần edit HTML cho bài viết!.
Format (định dạng): Đây là phần không thể thiếu nếu bạn muốn trình bày một nội dung hoàn hảo và đẹp mắt.
Insert Media: Hãy cố gắng tối ưu chức năng này để các coppy writer dễ dàng chèn các tệp tin về hình ảnh, video (media).
Insert form: Cái này thì không thể thiếu rồi nhỉ. Cái yếu tố chèn link vào nội dung mà không có thì điều hướng google spider kiểu gì?.

4. Link Siger – Định dạng biểu mẫu liên kết
Trong SEO người ta khá chú trọng đến việc internal link và external Link, mà nhiều lúc lại quên đi cái gọi là “điều hướng người dùng bằng Link”. Hãy tối ưu triệt để để làm sao người dùng dễ dàng nhận biết đâu là văn bản thường, đâu là văn bản có chứa liên kết trong nội dung của bạn!.
CSS định dạng liên kết: Đây là thuộc tính lớp CSS, bạn nên sử dụng thuộc tính này để định dạng các thông số như màu liên kết khác màu của văn bản. Hay thêm các thuộc tính như hiệu ứng Hover, thuộc tính Under-line cho văn bản liên kết trong trang.
ATTRIBUTES (thuộc tính liên kết): Nên sử dụng các thuộc tính điều hướng dofollow và nofollow trong toàn bộ hệ thống liên kết ở phần tĩnh của website. Tập trung sức mạnh cho các lading Page cần SEO.

5.Sitemap.xml – File hệ thống sơ đồ website
Sitemap là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình tối ưu Onpage chuẩn SEO. Với sitemap.xml, bạn sẽ đẩy nhanh quá trình tìm kiếm của google Spider. Tăng cường khả năng index và lập chỉ mục cho hệ thống nội dung trong website của bạn!.
Layout (bố cục) của Sitemap: Trong sơ đồ website, bạn nên phân chia một cách rõ ràng các file riêng biệt lưu dữ các kiểu bố cục nội dung khác nhau như: Post, Tag, Page hay Category. Hoặc phân loại theo từng nhóm sản phẩm riêng biệt để giúp bọ tìm kiếm dễ dàng thu thập và hiểu nội dung website của bạn!.
Prio (Độ ưu tiên): Đối với bố cục website luôn được phân chia thành 2 loại cơ bản là Lading Page (trang đích) và loại nội dung vệ tinh cấp 1. Đối với các bài viết ở mức độ quan trọng khác nhau mà bạn nên thiết lập chế độ ưu tiên PRIO khác nhau để tăng hiệu suất craw dữ liệu của Google Spider.
Calenda Sitemap (đặt lịch build tự động): Để đảm bảo quy trình index dữ liệu được diễn ra liên tục, bạn nên cấu hình cho sitemap luôn trong trạng thái đặt lịch để update thêm các bài viết mới, thay đổi mới vào sơ đồ website!.

6. Loading… (Tốc độ tải trang)
Nếu người dùng truy cập vào website với tốc độ tải trên 10s thì nhiều khả năng người dùng sẽ rời trang ngay lập tức. Điều này ảnh hưởng cực kỳ xấu cho website của bạn!. Tỷ lệ Boun Rate và Time On Site sẽ quyết định đến việc Website của bạn có khả năng cạnh tranh, duy trì TOP so với đối thủ hay không!.
DNS: Hãy đảm bảo rằng bên cung cấp dịch vụ Hosting Sever mà bạn đang thuê đảm bảo được tốc độ đường truyền lẫn khả năng xử lý!.
CODE: Website của bạn không nên quá cầu kỳ tron việc xây dựng code. nên tinh lọc các loại code thừa để đảm bảo bộ socure của bạn đủ nhẹ và không gây cản trở trong quá trình index dữ liệu của bọ tìm kiếm. lưu ý nên sử dụng hợp lý các phương pháp tối ưu như CSS nội tuyến và CSS ngoại tuyến!.
JQUERY: Đây là một trong những dạng hiệu ứng đẹp cho website. Bạn nên sử dụng JQuery để đảm bảo website mang yếu tố sinh động trong mắt độc giả. Nhưng không nên lạm dụng nó quá nhiều, bởi Jquery cũng là 1 yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của bạn!.
Flash: Đối với bọ tìm kiếm Google. File Flas dạng đuôi .sfw không có ý nghĩa bởi vì nó không thể đọc được nội dung trong file này. Ngoài ra Flas là dạng nén file tương đối nặng. Điều này không tốt cho tốc độ tải trang của Website bạn. Tốt nhất là nói không với Flash trong quá trình Onpage Code chuẩn SEO.

7. Navigate Robots.txt (Điều hướng)
Điều hướng bọ tìm kiếm thông qua site Robots.txt là phương pháp tối ưu nhằm kiểm soát bọ tìm kiếm trong quá trình index và craw dữ liệu của website tìm kiếm!.với việc sử dụng Robots.txt, bạn có thể chặn truy cập hoặc cho phép truy cập đối với bọ tìm kiếm Google theo cách mà bạn muốn!.
Thuộc tính user-Agent: Khai báo cho phép các con bọ tìm kiếm được phép thu thập thông tin của website?.
Thuộc tính Disallow: Ngăn chặn bọ tìm kiếm truy cập và thu thập dữ liệu trong các file, thư mục cụ thể.

8. Yếu tố Permalink – Đường dẫn tĩnh.
Yếu tố đầu tiên cần phải đạt tiêu chuẩn trong quy trình tối ưu code chuẩn SEO cho một Coder là Permalink (đường dẫn tĩnh). Tại Permalink bạn cần đảm bảo được 4 vấn đề sau:
    + Có www hoặc không có www (Tham khảo thêm: Kỹ thuật xử lý file Htaccess).
    + Friendy URL – Đường dẫn thân thiện với bộ máy tìm kiếm
    + Tránh để URL ở dạng THIN (quá ngắn) – Ký tự viết tắt thông thường.
    + Tránh để URL ở dạng Symbol (chứa ký tự đặc biệt).

 

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SỐ HTECH VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà 9B, Tầng 9, Tòa nhà BigTower, Số 18 Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Di động: 0978.226.026
Email: contact@cts.com.vn

Từ khóa :